a
Trường THCS Đình Tổ
a
Giới thiệu sách: NHỮNG TẤM LÒNG CAO CẢ

Giới thiệu sách: NHỮNG TẤM LÒNG CAO CẢ

  • 20/06/2014
Trên thế giới, ở nhiều nước, người lớn và trẻ em chẳng mấy ai không biết đến nhà văn Ý Emondo De Amicis cùng với tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả”. Nhưng đối với vùng nông thôn chúng tôi nhiều gia đình còn rất nghèo khó lo cho con tiền ăn học huống chi lấy tiền đâu mà mua sách. Từ khi trường tôi được tài trợ thư viện thông minh do công ty Sam Sung tài trợ, các em mới có nhiều điều kiện để đọc sách. Trong hơn ba ngàn đầu sách đủ loại không phải thầy cô và các em nào cũng có thể đọc và tìm thấy được một quyển sách thưc sự có giá trị cho mình. Tôi xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh đọc cuốn sách “ Những tấm lòng cao cả” có trong thư viện của nhà trường. Nhà văn Ý Emondo De Amicis sinh ngày 31 tháng 1 năm 1846 ở Ônêglia, xứ Liguria, trên bờ biển tây bắc bán đảo Ý. Sự nghiệp giải phóng và thống nhất Ý bắt đầu từ năm 1820, đến năm 1870 mới hoàn thành là phong trào giải phóng dân tộc lớn nhất lịch sử Châu Âu thế kỷ XI X. Khi trận Cutxtotza thứ nhất chống quân xâm lược Áo trong cách mạng 1848 diền ra thì chú bé Edmondo chưa được 2 tuổi. Nhưng đến trận Cutxtotza thứ hai diễn ra thì người sỹ quan tốt nghiệp chưa đầy 20 tuổi De Amicis đã đứng trong hàng ngũ quân đội Ý chiến đấu dưới lá cờ 3 sắc. Cũng lúc đó ông đã sáng tác hai tác phẩm đầu tiên, tập hợp thành “ Cuộc đời quân ngũ”. Công cuộc giải phóng đất nước thành công, ông từ giã cuộc đời quân ngũ của mình và đi du lịch khắp nơi để sáng tác theo một thể loại khác: thể du ký.Trong cuộc đời của ông, chưa đầy 20 tuổi mà nhà văn Ý đã xả thân chiến đấu vì dộc lập của đất nước.Hơn 40 năm cầm bút của ông, ông dành nhiều thời gian chủ yếu viết về thể loại du ký và phê bình văn học. Tuy nhiên ông lại được độc giả trên khắp thế giới biết tới nhiều lại thông qua cuốn tiểu thuyết Tấm lòng mà thường được gọi với tên khác là Những tấm lòng cao cả. Cuốn sách được viết với một văn phong nhẹ nhàng. Và sau đây tôi xin giới thiệu tới các bạn cuốn tiểu thuyết Những tấm lòng cao cả của nhà văn Edmondo De Amicis qua lời dịch của dịch giả Hoàng Thiếu Sơn được nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 2008. Những tấm lòng cao cả quả đúng là một thiên trường ca cảm động. Qua những câu chuyện nhỏ hàng ngày mà cậu bé Enricô Bottini chứng kiến hoặc những bức thư cảm động của bố mẹ cậu, De Amicis đã viết thành một tác phẩm có giá trị. Thỉnh thoảng có một số trang sách tả riêng về ông bố, bà mẹ học sinh. Chẳng qua nhà văn đã mượn ngòi bút của cậu bé 11 tuổi để nói chuyện người lớn. Chính vì vậy mà cuốn sách Những tấm lòng cao cả không chỉ là một cuốn sách dành cho trẻ em mà còn là một cuốn sách dành cho người lớn, dành cho chúng ta- những người đang giữ vai trò vẻ vang cao cả “ sự nghiệp trồng người”. Cách viết truyện như một cuốn nhật ký cảm động. Mọi câu chuyện, mọi sự việc đều được ghi chép một cách tỉ mỉ, cụ thể. Mỗi khi Enricô phạm một sai lầm nào đó, bố hoặc mẹ đều viết một bức thư ai đọc nó cũng thấy cảm động , người sắt đá như ông đại úy già chưa từng nói với ai một lời dịu dàng bao giờ, tay đưa từ từ và mắt nhìn chằm chằm, chào cậu bé đánh trống người Xacđênha … chỉ đơn giản thế thôi, ai cũng phải cảm động. Trong nhà trường, hàng tháng, thầy Pecbôni cho đọc một câu chuyện gọi là chuyện đọc hàng tháng. Những câu chuyện đó cũng được nghi chép vào cuốn nhật ký của Enricô. Mỗi một câu chuyện đều nói lên bài học làm người, cách dạy cho trẻ những đức tính tốt đẹp. Không những thế, tác phẩm còn ngầm nêu lên quan điểm giáo dục trẻ: thật thà, dũng cảm, không hèn nhát, lạm dụng lòng tốt của người khác, dạy trẻ những bổn phận với bố mẹ, gia đình, bạn bè, kính yêu thầy cô giáo và trường học. De Amicis đã xây dựng những câu chuyện có tình tiết ly kì, sự kiện diễn ra một cách tự nhiên, cách kể linh hoạt sắc sảo, những chi tiết làm người đọc hồi hộp nhưng vẫn làm cho câu chuyện trở nên hợp lý, chặt chẽ. Nhiều chuyện kết thúc mà để người đọc bùi ngùi, xúc động. Câu chuyện về những người bạn của Enricô quả là những ngừoi bạn hết sức tuyệt vời, đã đem lại cho cậu không ít bài học. Cậu bé Coretti hàng ngày dậy từ 5h sáng để đi vác củi cho bố mẹ mà không hề than vãn một lời, vẫn luôn vui tươi hoạt bát, tranh thủ mọi thời gian để có thể vừa học vừa làm, vừa chăm sóc mẹ ốm.. Cậu con trai bị bố đánh đập nhưng không hề than vãn một tiếng, vẫn không ngừng bênh vực bố, không ngừng học tập dù rằng nhiều khi cậu đến trường với cái bụng trống không, và chính cậu đã làm cho người bố nát rượu của mình thay đổi. Điều này quả thật là rất khó khăn !Câu chuyện cậu bé Mairo đi biển, khi tàu bị đắm đã khẳng khái nhường chỗ trên xuồng cấp cứu cho người bạn mới quen vì bạn còn có bố mẹ chờ đón, còn cậu thì côi cút. Cậu bé Maccô vượt hàng trăm dặm với bao khó khăn, tủi nhực, đớn đau đã đi tìm mẹ và đã đem lại hy vọng sống gần như tắt lịm trong người mẹ khốn khổ này…Tôi đọc đến những trang cuối của cuốn sách mà vẫn không cầm được nước mắt và tôi tin chắc rằng ai đọc cuốn sách này cũng sẽ xúc động như tôi bởi kẽ xúc động không tự nhiên mà có mà đây là sự xúc động của những tầm lòng cao cả. Với tôi cuốn sách này thật sự có ý nghĩa đối với tôi, tôi như được trải lòng mình ở trong đó. Bởi lẽ, năm nay tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 9b, một lớp có nhiều học sinh không ngoan, ý thức học tập chưa tốt. Nói thật tôi nhiều năm liền chủ nhiệm lớp chọn học sinh ngoan, ý thức học tập rất tốt nên giáo viên chủ nhiệm không vất vả nhiều. Năm học này tôi chủ nhiệm lớp đại trà quả thật rất vất vả nhưng hiệu quả chưa cao. Hàng ngày tôi đến trường với tâm trạng: vui có, buồn có, lo lắng trăn trở nhiều hơn. Trăn trở suy nghĩ đẻ tìm ra phương pháp, cách giáo dục học sinh chưa ngoan, trăn trở tìm ra phương pháp gây hứng thú học tập cho học sinh quả thật là khó!. Tâm trạng trăn trở, lo lắng của tôi tôi đã tìm được ở trong cuốn sách “ Nhũng tấm lòng cao cả”. Đọc song cuốn sách này tôi đã hiểu thêm tâm sức của các thầy cô, hiểu thêm về sự cần thiết và quan trọng của mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục học sinh. Có nhiều nhà tâm lý học đã nói giáo dục là một nghệ thuật. Quả đúng như vậy không phải lúc nào chúng ta lên lớp với những lý thuyết giáo điều, khô khan để giáo dục học sinh mà theo tôi nghĩ giáo dục học sinh phải bắt nguồn từ chính tấm lòng yêu thương, từ chính những câu chuyện cảm động thì sẽ đi vào lòng người. Nghệ thuật văn chương là công cụ giáo dục tốt , vì giáo dục phải tiến hành có nghệ thuật, và giáo dục chính là một nghệ thuật.Các thầy cô và cá em học sinh hãy tìm đọc cuốn sách này trong mùa hè này nhé! -Cô Vũ Thị Thanh Giang-